Những tuyên bố cá nhân có là một sự lãng phí không gian trong CV của những người mới tốt nghiệp không?
Tìm hiểu lý do tại sao bạn nên suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa vào một sự tuyên bố cá nhân khi viết CV của bạn, và nếu bạn vẫn cảm thấy bạn cần, hãy sử dụng lời khuyên của chúng tôi để làm cho nó đáng giá.
Bao gồm một tuyên bố cá nhân (cách khác được hiểu như là một mục đích nghề nghiệp, sơ lược tiểu sử hoặc trình bày về sứ mệnh) ở đầu CV là xu hướng đối với cho sinh viên và người mới tốt nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một tuyên bố cá nhân trong CV của người mới tốt nghiệp có thể chỉ là một sự lãng phí không gian. Một số người xin việc mới tốt nghiệp thậm chí có thể đưa vào những tuyên bố cá nhân chung chung gây khó chịu và làm bối rối.
Khẳng định về cá nhân trong CV dành cho những điều gì?
Trình bày về cá nhân/mục tiêu nghề nghiệp thường ngắn gọn:
- Tóm tắt một mục tiêu nghề nghiệp của cá nhân
- Làm nổi bật những kỹ năng liên quan tới lĩnh vực nghề nghiệp đó
- Chọn ra những thành tựu chủ yếu, những điều mà ngay lập tức chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy ứng viên nhất định sẽ xuất sắc về lĩnh vực đó.
Những sự trình bày trên phù hợp hơn với những ứng viên lớn tuổi đã có thang bậc nghề nghiệp. Sự trình bày về cá nhân đưa ra cho họ cơ hội để cụ thể hóa mục tiêu nghề nghiệp của mình, ví dụ: chuyên môn hóa hơn nữa một lĩnh vực nào đó hoặc chuyển sang một loại tổ chức khác nằm trong một lĩnh vực. Họ cũng có thể rút ra một thành tựu đạt được tại nơi làm việc để đưa ra ý tưởng thuyết phục hơn nữa về sự phù hợp của họ với tổ chức/công việc họ đang ứng tuyển.
Tại sao phần lớn những người mới tốt nghiệp đại học không nên lo lắng với những trình bày về cá nhân khi viết CV?
Nhìn chung, những người mới tốt nghiệp ở độ tuổi 21 đang cố gắng để có được công việc đầu tiên phù hợp nhất với họ mà không có loại kinh nghiệm cần thiết hay hiểu biết để viết một tuyên bố về cá nhân ấn tượng. Một cố vấn nghề nghiệp trong bốn năm xem xét lại CV của sinh viên cho biết rằng, họ nhìn thấy ít hơn mười sự trình bày về bản thân tốt.
Sự trình bày về bản thân của những người mới tốt nghiệp nghe có vẻ ngọt ngào và một đánh giá về bản thân của người này có thể rất giống với của người khác. Chúng có khuynh hướng có đầy đủ những trình bày về bản thân một cách rất khái quát mà không nói bất cứ điều gì đặc biệt về ứng viên xin việc, như là: “Tôi là một người thân thiện, có tổ chức, sáng tạo với kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm tốt”. Thật ngạc nhiên bởi không biết bạn thân thiện, có tổ chức, sáng tạo với kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm tốt như thế nào thể hiện ở đây. Nếu phần đông người xin việc liệt kê giống y hệt những đặc trưng và mục tiêu nghề nghiệp của họ, sẽ không một ai đạt được lợi thế từ việc làm như thế.
Một vấn đề khác về mô tả tiểu sử khi viết CV của người mới tốt nghiệp là mục tiêu nghề nghiệp của bạn quá rộng. Ví dụ, nhà tuyển dụng hay nhận được rất nhiều đơn xin việc nhằm vào công việc là thực tập sinh biên tập từ những sinh viên người muốn làm việc trong mảng truyền thông, biên tập, quảng cáo, tiếp thị. Đối với những người dự tuyển, điều đó có thể là khá đủ, họ cố gắng thử nghiệm những điều khác nhau để hình thành nên định hình của họ về nghề nghiệp, nhưng nó làm nhà tuyển dụng nghĩ rằng ứng viên đó không tìm hiểu kỹ lưỡng (nếu không thì họ nghi ngờ vì làm việc với tư cách là một biên tập viên chỉ khác một chút với làm việc trong lĩnh vực quảng cáo hay marketing) và họ không thực sự muốn thực tập trong ngành biên tập, họ sẽ cũng hài lòng như nhau trong bộ phận marketing. Phần còn lại của đơn xin việc sẽ phải khó khăn để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng họ thực sự muốn là một thực tập sinh tại lĩnh vực biên tập.
Sự thật của vấn đề là người mới tốt nghiệp nên loại bỏ những sự khẳng định về bản thân và thay vào đó tập trung vào những phần khác trong CV của bạn. Ví dụ, bạn có thể giải thích đề án cuối năm học của bạn, sở thích hoặc sự thiếu độ tuổi kinh nghiệm một cách chi tiết hơn và thêm vào đó thông tin có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng ý thức rõ ràng hơn về điểm mạnh và điều gì là động lực thúc đẩy bạn.
Trừ khi:
Có một vài ngoại lệ cụ thể. Nếu bạn không có cơ hội gửi đơn xin việc kèm theo CV của mình do đó bạn không có cơ hội để làm nổi bật kỹ năng hoặc động lực thúc đẩy bạn ứng tuyển thì bạn nên sử dụng một tuyên bố cá nhân cụ thể để giới thiệu bản thân. Ví dụ khi:
- đăng CV của bạn lên một bảng việc làm để nhà tuyển dụng duyệt
- ứng tuyển thông qua một trung tâm tuyển dụng không cho phép bạn gửi đơn xin việc (lưu ý: hầu hết các trung tâm khuyến khích bạn viết đơn xin việc).
Tuyên bố về cá nhân cũng có thể thích hợp cho những học viên đã trưởng thành hoặc người muốn thay đổi nghề nghiệp nếu họ có kỹ năng và kinh nghiệm có thể chuyển giao sang công việc.
Nếu bạn có một sự khẳng định về bản thân, cái nào tốt và không tốt để bạn nên đưa vào viết CV?
Nếu bạn đưa vào tuyên bố cá nhân, bạn cần phải đảm bảo rằng nó thật cụ thể về lĩnh vực hoặc tổ chức bạn đang ứng tuyển: làm nổi bật một hoặc hai thành tựu và kỹ năng có liên quan chính và nêu một cách rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
Để làm điều này, bạn cần phải tránh xa bất cứ điều gì kiểu như: “Tôi muốn tiếp nhận những thách thức và tiến bộ mới trong sự nghiệp mà tôi đã chọn”. Thay vào đó, hãy xem sét kỹ các chi tiết cụ thể của ngành nghề. Ví dụ, nếu một kỹ sư xây dựng rất rõ ràng rằng họ muốn làm việc trong lĩnh vực thủy lợi tại một hãng tư vấn, một ví dụ về một câu mở đầu tốt sẽ là: “Một kỹ sư công trình mới tốt nghiệp với kinh nghiệm làm việc cho một nhà thầu và văn phòng tư vấn tìm kiếm vai trò người tốt nghiệp đại học đối cho bộ phận thủy lợi”. Mục tiêu nghề nghiệp này rất rõ ràng và cụ thể- và bằng cách nhấn mạnh rằng bạn đã có kinh nghiệm làm việc với cả hai loại tổ chức xây dựng, bạn đang nói với các nhà tuyển dụng rằng bạn đã cân nhắc lựa chọn kỹ nghề nghiệp.
Tuy nhiên, nếu những nhà tuyển dụng đã đăng lên một bảng việc làm và muốn thu hút nhiều người sử dụng lao động hơn và không kén chọn về bộ phận họ làm việc, bạn không nên nêu rõ hoàn toàn mục đích nghề nghiệp của bạn trong CV, nhưng thay vào đó hãy làm nổi bật dự án năm cuối cùng và kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành.